Trong suốt quá trình mang thai, sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với chị em nhưng chọn loại sữa nào tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi thì không phải ai cũng biết.
Hôm nay, chúng tôi xin mách các bạn một số loại sữa dành riêng cho mẹ bầu mà chị em có thể sử dụng trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, chị em vẫn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa về tình hình sức khỏe của mình để bổ sung từng loại sữa cho phù hợp.
- Sữa tươi
Là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê... sau khi xử lý (đa số là pha loãng và tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím...) được đóng gói vào hộp, bịch, chai... Sữa tươi thuộc nhóm sữa béo, nên dùng cho trẻ trên một tuổi.
- Sữa bột (nguyên kem, sữa béo)
Là loại sữa dạng bột được đóng trong hộp sắt hay bao thiếc, khi uống thì pha sữa bột với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi sẽ làm được 1kg sữa bột, một ký sữa bột này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi là sữa hoàn tươi hay còn gọi là hoàn nguyên. Trong sữa bột thường được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ... với số lượng và thành phần thay đổi tùy theo từng nhu cầu khác nhau.
Là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi và ít cholesterol.
- Sữa đậu nành nước dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy
Nếu được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và béo động vật.
- Sữa cao năng lượng
Là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo).
- Sữa chua dạng uống hay dạng đặc
Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase.
Chiêu bảo quản sữa để được an toàn nhất:
Khi mua các loại sữa đóng hộp, đóng gói... cần chú ý đến thời gian sản xuất hay hạn sử dụng, hộp sữa nguyên vẹn không bị méo mó hoặc vết lõm, thủng lỗ, được bày bán ở nơi mát mẻ không bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi mở hộp ra hoặc sau khi pha sữa, nếu thấy sữa bị đóng cục, có màu hay mùi khác lạ thì không nên dùng.
Tùy theo từng loại sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau:
- Với sữa tươi: Nếu chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công và chứa trong chai với nút đậy sơ sài thì bạn hãy cố gắng dùng hết trong vòng 24 giờ, có thể uống nóng, nguội hay để tủ lạnh tùy ý. Tuy nhiên, cần lưu ý đến độ an toàn và vệ sinh của loại sữa này nếu thời gian nấu sôi không đủ 30 phút, vệ sinh chai đựng không sạch và không để lâu hơn 24 giờ sau khi nấu.
Các loại sữa tươi chứa trong hộp giấy được tiệt trùng theo phương pháp hiện đại thì không cần trữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ.
- Với các loại sữa bột: Nên luộc sôi bình hay ly pha trước khi pha sữa. Tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất từng loại sữa mà chúng ta nên tuân theo như vậy. Đa số sữa bột hiện nay khuyên pha sữa với nước ấm (một nửa là nước đang sôi, một nửa là nước sôi để nguội) để giữ lượng vitamin bổ sung và đong lượng sữa bột bỏ vào theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa. Không nên pha đặc hơn hay loãng hơn đều không tốt (trừ một số trường hợp đặc biệt). Nên pha sữa lần nào uống hết lần đó, có thể trừ sữa đã pha trong tủ lạnh nhưng không để bình sữa lâu hơn 2 giờ sau khi pha. Hộp sữa bột đã mở nắp nên dùng hết trong vòng 2 tuần.
- Với loại sữa chua nên trữ lạnh và dùng trong thời hạn ghi trên hộp hay hũ nhựa. Các loại yaourt làm thủ công tại gia đình thì nên dùng hết trong vòng 4 - 7 ngày sau khi làm.
- Hộp sữa đặc có đường sau khi mở nắp cần được đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh tránh để kiến, gián vào và sử dụng hết trong vòng 5 - 7 ngày.
Theo Eva
0 nhận xét:
Đăng nhận xét